Học Tiếng Anh Thông Qua Phương Pháp Reflection và Action (Phản Tỉnh và Hành Động)

“Ý nghĩa của sự hiểu biết đã được chuyển từ khả năng ghi nhớ và lặp lại thông tin sang khả năng tìm kiếm và sử dụng nó. Có thể hiểu rằng mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển các công cụ trí tuệ và chiến lược học tập cần thiết để tiếp thu những kiến thức quan trọng từ đó tư duy một cách hiệu quả hơn.” – (1996) Herbert Simon

Là một người học, chúng ta luôn mong mỏi tìm cho mình một phương pháp học tập mới hiệu quả hơn, đồng thời thoát khỏi những lối tư duy cũ kỹ đã đeo bám chúng ta hàng năm trời. Vậy, như thế nào sẽ là một phương pháp học tập hiệu quả và đúng đắn? Và làm sao để đạt được lối tư duy học tập hiệu quả ấy?

hoc tieng anh thong qua phuong phap reflection va action

Ý nghĩa của việc học đã thay đổi như thế nào qua năm tháng?

Trước đây, việc học chỉ đơn giản là hiểu biết về một điều gì đó. Ví dụ như môn Tiếng Anh, học sinh có biết các quy tắc ngữ pháp như: sự hòa hợp danh từ – động từ, thể chủ động/bị động, v.v.. hay không? Hoặc như trong môn Khoa học, cả lớp có hiểu rõ về các bộ phận và chức năng của tế bào hay là Định Luật hấp dẫn của Newton không? Và trong môn Lịch sử, học sinh có thể nhớ lại ngày tháng và những sự kiện quan trọng ở La Mã cổ đại không?

Và như một hệ quả, câu hỏi mà giáo viên thường đặt ra để đánh giá việc học là: Học sinh có “biết” các sự kiện trong sách giáo khoa, các khái niệm và kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt trong lớp không? Nói cách khác, học sinh có thể xác định, liệt kê và gọi tên những điều này trong bài thi không?

Nhưng ngày nay, nhờ vào công nghệ mà định nghĩa về sự hiểu biết đã thay đổi từ việc đơn giản là “có thể ghi nhớ và lặp lại thông tin sang khả năng tìm kiếm và sử dụng nó” (theo Simon, 1996).

Trước khi chúng ta có Google, hầu hết các thông tin, kiến thức từ các chuyên gia chỉ được lưu trữ trên bản cứng như sách, báo hoặc băng video cassette. Và học sinh phải học thuộc hết tất cả những thông tin kiến thức mà thậm chí họ cũng không rõ khoảnh khắc nào trong cuộc đời họ sẽ cần nó (Collins & Halverson gọi đó là “học tập trong trường hợp cụ thể”, 2009).

Còn bây giờ, người ta đã không còn đánh giá cao việc ghi nhớ và lặp lại thông tin nữa. Bởi bất kỳ đứa trẻ nào ngày nay cũng có thể tìm kiếm và truy cập dễ dàng tất cả những thông tin mà chúng ta từng phải học thuộc lòng – ngay trên Internet chỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản vào bất cứ khi nào chúng cần. Việc ghi nhớ các sự kiện và khái niệm không còn cần thiết nữa. Bất cứ khi nào chúng ta cần thì chúng ta đều có thể học thứ mà chúng ta muốn, đó gọi là “học đúng lúc” (theo Wharton, 2000).

Tuy nhiên có một điều đáng buồn là một số giáo viên ngày nay vẫn giữ những quan điểm lỗi thời về việc học thông qua cách ghi nhớ ­- lặp lại thông tin, và phương pháp mặc định để kiểm tra học sinh của họ là kiểm tra khả năng ghi nhớ.

Hệ quả của việc chỉ học bằng cách ghi nhớ và lặp lại

Việc giảng dạy lấy giáo viên làm trung tâm, lấy sách giáo khoa làm kim chỉ nam và lấy bài thi làm đích đến dẫn đến hệ quả là chúng ta quá tập trung vào mục đích học “chỉ để đưa ra một câu trả lời đúng và đơn giản”, và hệ quả là học sinh ngày nay hay mắc phải hai căn bệnh học tập phổ biến sau:

Học vẹt

Chỉ 10 phút sau khi làm kiểm tra, học sinh sẽ quên hết tất cả những gì họ đã học.

Học nhưng không biết cách áp dụng

Ngoài bài kiểm tra, học sinh không biết áp dụng kiến thức vào chổ nào khác.

Nguyên nhân của việc học vẹt là do không hiểu bài. Học sinh không thể nhớ lâu những gì họ đã học chỉ để kiểm tra, và họ cũng không thể nắm giữ những kiến thức mà họ không hiểu được. Mặt khác, do học sinh chưa được hướng dẫn cách vận dụng, áp dụng những gì đã học ngay từ đầu nên họ cũng không thể nào linh động áp dụng kiến thức đó được.

Phương pháp học Refractive Learning

Trong thế kỷ 21 này, việc học không còn chỉ bao gồm việc ghi nhớ và lặp lại mà phải bao gồm cả việc hiểu rõ nội dung và tính ứng dụng của nó trên thực tế.

Để thúc đẩy việc hiểu và ứng dụng, Refractive Learning (tạm dịch: Phương pháp học P nhấn mạnh hai nhiệm vụ trọng tâm của người học trong quá trình học tập: Reflection và Action (tạm dịch: Phản tỉnh và Hành động)

REFRACTIVE LEARNING = REFLECTION + ACTION

Việc học ngày nay không còn bị giới hạn ở khả năng “biết”; nó còn bao gồm khả năng hiểu. Một điểm khác biệt được đưa ra bởi các chuyên gia giáo dục Perkins (2014), Wiggins và McTighe (2005): hiểu biết không chỉ đơn thuần là “biết nhiều thứ” về một điều gì đó, nó đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ lưu trữ thông tin trong đầu. Nó hàm ý hướng tới chiều sâu hơn là chiều rộng.

Một ví dụ rõ ràng là trong môn Lịch sử truyền thống. Học sinh có thể biết tất cả các tên, ngày tháng quan trọng gắn liền với các sự kiện lịch sử, nhưng chúng ta không thể đảm bảo họ có thể hiểu được tất cả những kiến thức thực tế này. Học sinh cần học cách chú tâm đến tầm quan trọng của những sự kiện, phân tích nguyên nhân và ý nghĩa cơ bản của chúng, liên hệ những sự kiện này với các sự kiện lịch sử khác.

Trong các lớp học, sự hiểu biết thường diễn ra khá tình cờ: Giáo viên “dạy bằng cách kể” và một vài học sinh tình cờ hiểu rõ vấn đề một cách sâu sắc hơn. Wiggins và McTighe (2005) từng có một tuyên bố nổi tiếng như sau: “Thói quen dạy bao quát toàn bộ môn học không giúp cho học sinh hiểu bài. Giáo viên cần hướng tới việc giúp học sinh “khám phá” những nguyên tắc và mối liên hệ có thể làm nền tảng cho các kiến thức cần dạy. Cách tốt nhất để giúp học sinh hiểu bài là phương pháp Reflection (Phản tư).

Sự thật là giáo viên không bao giờ có thể trực tiếp khiến học sinh hiểu rõ một vấn đề. Tất cả những gì giáo viên có thể làm là thiết kế lớp học sao cho có thể hỗ trợ và trao cho học sinh cơ hội để họ tự thân thấu hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề.

Người học hiểu được nhờ thực hành phương pháp Reflection. Phương pháp này đòi hỏi họ phân tách các ý tưởng ra để hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của vấn đề, cũng như lùi lại để xem xét sự phù hợp giữa các ý tưởng đối với bức tranh tổng thể. Đây là lý do tại sao phương pháp học Refractive Learning lại dựa vào Reflection.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *