Có ba bước ngoặt trong Phương pháp Học tập để Thực hành mà chúng ta cần để tâm:
- Từ “Áp dụng sau” thành “Áp dụng ngay bây giờ”
- Từ áp dụng “ngoài ngữ cảnh” đến áp dụng “theo ngữ cảnh”
- Từ thành quả đơn giản đến thành quả phức tạp
Từ “Áp Dụng Sau” Thành “Áp Dụng Ngay Bây Giờ”
Không có giáo viên nào sẽ không đồng ý khi chúng ta nói rằng những gì học sinh được học trong lớp phải áp dụng được vào thực tế. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng nếu áp dụng khác so với lớp học khiến họ cảm thấy lo lắng. Họ tin rằng những cách áp dụng dễ quan sát và kiểm tra sẽ tốt nhất cho học sinh.
Khi soạn giáo án, giáo viên ít khi ưu tiên vào việc truyền tải kiến thức mà họ thường quan tâm hơn đến việc bao quát tất cả các nội dung được yêu cầu. Việc áp dụng trở thành thứ sau cùng họ quan tâm, và rồi thường bị trì hoãn do những hạn chế về mặt thời gian.
Tuy nhiên, để học theo phương pháp học Refractive (phương pháp học phản xạ), học sinh cần có cơ hội áp dụng những gì họ đã được vào những tình huống giống với thực tế nhất ngay trong chứ không phải sau buổi học. Sự thay đổi này sẽ không dễ dàng và phải mất một thời gian để làm quen: Việc thiết kế bài học mang tính áp dụng cao như vậy đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch nhiều hơn đồng thời phải dành nhiều thời gian hơn để thực hiện. Việc đánh giá và chấm điểm cũng có thể sẽ phức tạp hơn. Có thể sẽ có rất nhiều cách trả lời và việc hoàn thành những nhiệm vụ này cũng sẽ đòi hỏi cấp độ tư duy cao hơn.
Nhưng những khó khăn này là đáng giá vì nó chính là chìa khóa để chuẩn bị cho sinh viên đối mặt với một tương lai phức tạp, không chắc chắn sau khi tốt nghiệp.
Vì vậy, để thật sự có thể học tập theo định hướng hành động, việc áp dụng lâu dài những gì đã học vào đời sống thực tế trong phạm vi có thể phải được đánh giá ngay tại đây và ngay bây giờ chứ không phải sau này.
Từ Áp Dụng “Ngoài Ngữ Cảnh” Đến Áp Dụng “Theo Ngữ Cảnh”
Phần lớn các giáo viên dạy học theo kiểu “ngoài ngữ cảnh”. Ví dụ, khi dạy ngoại ngữ, chúng ta mong học sinh xây dựng vốn từ vựng và nắm vững các quy tắc ngữ pháp, và cách chúng ta bắt các em “áp dụng” những gì đã học thường là thông qua bài tập và bài kiểm tra “ngoài ngữ cảnh”.
Mặc dù việc làm bài tập sẽ mang lại giá trị cho học sinh nhưng đó lại không phải là phương thức duy nhất để học sinh áp dụng những kiến thức và kỹ năng họ đã học. Mặt khác, họ có thể mắc chứng Suy giảm trí nhớ ở học sinh – có thể ghi nghĩa từ vựng và chia động từ trong bài kiểm tra, nhưng lại quên hết sau vài tuần hoặc thậm chí chỉ vài ngày!
Các em học sinh cũng có thể gặp tình trạng học giỏi nhưng lại không biết áp dụng, tức là ví dụ họ có thể hoàn thành bài kiểm tra ngoại ngữ một cách xuất sắc nhưng lại không thể mở miệng nói chuyện khi đi du lịch đến nước đó. Ngoài bài tập và bài kiểm tra ra, họ không thể áp dụng những gì họ đã học được vào đâu nữa cả. Lý do cho sự hạn chế này là vì họ đã được dạy “ngoài ngữ cảnh”.
Việc chuyển đổi cách học đòi hỏi chúng ta “sử dụng nội dung theo ngữ cảnh một cách khôn ngoan” (Wiggins, 2005). “Sử dụng nội dung theo ngữ cảnh một cách khôn ngoan” có nghĩa là chúng ta sử dụng những gì đã học theo cách phù hợp nhất với một tình huống cụ thể trong thực tế. Vì các tình huống trong thực tế có xu hướng mới lạ, phức tạp hoặc mơ hồ nên việc áp dụng những gì đã học cũng đòi hỏi một sự chú tâm thận trọng và sâu sắc đến mục tiêu và chiến lược.
Để việc học tập bằng cách hành động hoặc chuyển đổi cách học thành công cần rất nhiều cơ hội để học sinh thực hành sử dụng kiến thức và kỹ năng đã học trong lớp trong những ngữ cảnh mới lạ, phức tạp và mơ hồ hơn. Đây chính là mục đích khi chúng ta đề cập đến nhu cầu học tập “theo ngữ cảnh”. Ví dụ, những người học tiếng Trung cần có cơ hội để trò chuyện trong các tình huống thực tế, họ cần được nói chuyện với một người không nghe rõ giọng phát âm của mình, nếu không họ làm sao biết được cách có thể khiến đối phương nghe hiểu họ nói gì?
Những ngữ cảnh thực tế này rất có giá trị cho việc học và áp dụng. Những học sinh nói tiếng Trung không chuẩn hoặc có nhiều lỗi này lại không được khuyến khích hay là được phép luyện nói trong lớp, trong khi đây là một bước cần thiết để họ có thể nói trôi chảy sau này. Học sinh chấp nhận bỏ lỡ những cơ hội học tập này bởi vì nếu họ nói ngắt quãng và không chuẩn, họ sẽ bị điểm kém!
Các bài tập ngoài ngữ cảnh có thể giúp việc kiểm tra trở nên dễ dàng hơn nhưng chúng không mang lại giá trị thực tế cho học sinh sau này. Bảng tóm tắt các đặc điểm của 2 phương pháp áp dụng “ngoài ngữ cảnh” và “trong ngữ cảnh”:
Khi có thể áp dụng những gì đã học vào thực tế, học sinh sẽ coi trọng việc học của mình hơn. Hơn nữa trong quá trình áp dụng, học sinh cũng sẽ hiểu sâu hơn về nội dung. Hãy học đến trình độ có thể đem những nội dung đã học áp dụng vào nhiều tình huống khác nhau, không phải chỉ mỗi kiểm tra. Nói cách khác, càng áp dụng thì các em sẽ càng học được nhiều hơn.
Từ Thành Quả Đơn Giản Đến Phức Tạp
Hành động mà phương pháp học Refractive hướng tới phải được thiết kế để chuẩn bị cho học sinh tạo nên sự khác biệt trong thực tế bằng những kiến thức và kỹ năng có giá trị cho người học, cộng đồng và xã hội. Vì lý do này, mặc dù việc áp dụng kiến thức sẽ chỉ trở nên rõ ràng hơn khi đến lúc cần thiết trong tương lai, nhưng giáo viên nên thiết kế những bài tập yêu cầu học sinh đưa ra dẫn chứng về cách các em áp dụng chúng ngay từ bây giờ, hoặc thậm chí là ngay trong khi bài học đang diễn ra.
Chúng ta nên yêu cầu học sinh của mình phải hành động như thế nào?
Chúng ta đã nhận rõ việc áp dụng này nên bao gồm những bài tập “trong ngữ cảnh” như thế nào để phản ánh sự mơ hồ và phức tạp của bối cảnh thực tế. Để làm được điều này, chúng ta nên xác định những thành quả và thành tích quan trọng mà người làm việc trong lĩnh vực đó cũng như những công dân năng suất khác phải đạt được.
Quay trở lại ví dụ trước đó của chúng ta: “Một sinh viên học tiếng Trung nên làm gì nếu họ đến Trung Quốc và nói chuyện với người dân địa phương?”
Để phản ánh những ngữ cảnh thực tế như vậy, thành quả mà học sinh cần đạt được sẽ nghiêng về những nhiệm vụ phức tạp, mơ hồ và “lộn xộn” hơn là những nhiệm vụ đơn giản, cấp độ thấp.
Để thiết kế các bài kiểm tra đánh giá, một vài giáo viên sẽ phân loại chúng theo chủ đề dễ hay khó chứ không theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ (Wiggins, 1998). Rất hiếm khi họ suy xét đánh giá dựa theo mức độ phức tạp của bài tập mà họ đưa ra cho học sinh (xem hình sau).
Hình: Đề tài dễ/khó và Thành quả đơn giản/phức tạp
Khi chúng ta kiểm tra đánh giá, cho dù học sinh phải làm một chủ đề dễ hay khó, chúng ta thường sẽ luôn đòi hỏi những thành quả Đơn giản (Phần tư 1 và 2). Rất ít khi chúng ta thiết kế đánh giá “theo ngữ cảnh”, hay là đòi hỏi một thành quả phức tạp (Phần tư 3 và 4).